![]() |
Ảnh minh họa |
Các tin liên quan |
Nhìn thẳng vào sự thật từ clip luận về giáo dục Các nhà giáo nói gì về clip luận về giáo dục? Học sinh chỉ cần học hết lớp 9? |
![]() |
GS Hoàng Xuân Sính (Ảnh: Văn Chung). |
GS Hoàng Xuân Sính cho biết: Xem clip của nam sinh lớp 12 - bản thân tôi đồng tình hãy để tuổi trẻ nói lên suy nghĩ của các em. Nếu các em không nói chúng ta sẽ không biết người trẻ thích, không thích cái gì cũng như thấy được những gì mình đạt dược hoặc còn thiếu sót.
Cái nguy hiểm là khi tuổi trẻ không nói gì, trước mặt chúng ta chỉ là “những hộp đen bí hiểm”. Anh là nhà GD mà trước những học sinh sinh viên (HSSV) không nói ý kiến về bài giảng, về chương trình, về nhà trường thì nhà GD biết gì để bổ sung, sửa chữa.
Ở VN, có lẽ lần đầu tiên một học sinh dám đưa ra quan điểm về giáo dục khi còn là học sinh nên được chú ý. Chính cái trái khoáy, lạ này nên mọi người mới cảm thấy ngạc nhiên. Nhưng tôi cho đây cũng là dấu hiệu đáng mừng.
Nhìn ra nước ngoài các em nói hàng ngày, ngay trên lớp học. Giáo dục phải làm sao để các em bày tỏ quan điểm, chính kiến ngay với thầy cô trong lớp học. Để bao nhiêu lâu học sinh mới nói ra trên clip thì hơi muộn.
Dù ủng hộ nhưng cần thấy đây chỉ là chủ quan suy nghĩ của học sinh, còn nhiều điểm cần uốn nắn. Giáo dục không cho phép được làm theo chủ quan của ai được. Giáo dục để đào tạo cho em thành một con người biết sống tốt giữa mọi người nên không thể theo cảm tính của một học sinh.
Ví dụ em bảo chỉ học môn nào thích. Nhưng Toán giúp phát triển óc phân tích, Văn giúp phát triển óc tổng hợp. Em không thích Văn hoặc Toán. Điều đó sẽ khiến em bị khập khiễng. Và tất nhiên, giáo dục sẽ áp đặt để em thành người toàn diện hơn.
Em nói không cần có thi cử kiểm tra nhưng kiểm tra nếu làm tốt chức năng đánh giá khả năng tiếp thu của em đến đâu lại cần thiết, phải làm dù em không thích.
- Một trong những quan điểm đáng chú ý của nam sinh này là học sinh chỉ cần học hết lớp 9. Ở tuổi 14, 15 các em đã biết xác định được khả năng và lối đi cho riêng mình. GS có đồng tình với ý kiến này?
Đó là suy nghĩ của em mà thôi. Tôi cũng thấy nhiều giáo sư đồng tình ủng hộ quan điểm đó. GS Văn Như Cương từng nói bậc phổ thông, mọi học trò không nhất thiết cần học đạo hàm tích phân. GS Nguyễn Lân Dũng và một số người sau đó cũng đồng tình ủng hộ.
Nhưng tôi xin lấy ví dụ nhiều nhà nghiên cứu kinh tế thế giới cho rằng chúng ta không thể dạy được học trò nghiên cứu về kinh tế.
TS Nguyễn Viết Khuyến, nguyên phó Vụ trưởng Vụ GD ĐH (Bộ GD-ĐT) chia sẻ trong lần sang Mỹ xem nghiên cứu sinh học hành như thế nào được các bạn tâm sự: “Ở đây phải học 2 năm về Toán trước, sau các GS mới cho học kinh tế. Theo các giáo viên ở đây: “Nếu không có Toán thì anh sẽ làm được gì với môn học của tôi. Có Toán mới nghiên cứu sâu được về kinh tế”. Trong khi ta lại nói không cần (?!)
Một ví dụ khác GS Lê Văn Cường từ ĐH Paris 7, nổi tiếng kinh tế sau khi về VN muốn truyền dạy kiến thức của ông cho SV. Ông làm thí điểm với SV Trường ĐH Thủy lợi và cũng yêu cầu SV phải học thêm về Toán trước khi học kinh tế của ông.
Tóm lại những tích phân, đạo hàm là rất cần thiết. Và giáo dục phổ thông cần 12 năm.
Cần một triết lí
- Bộ GD-ĐT đang hoàn thiện Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông sau 2015. GS có góp ý gì để đề án có tính khả thi?
Trước khi góp ý tôi xin đưa chút so sánh về 2 nền giáo dục đối cực nhau là Mỹ và Pháp.
Giáo dục phổ thông ở Mỹ chủ trương cho thể thao lên hàng đầu. Tôi có chị bạn định cư ở Mỹ. Con học lớp 9, giỏi nhất tennis ở trường. Và đa số mọi người giỏi tennis còn hơn giỏi nhất Toán ở trường. Để trò phát triển tối đa về sức khỏe rồi vào đại học họ buộc SV phải “mở máy”, học thật nhiều. Thành ra nhiều trường ĐH của họ khó vì SV phải học nhiều.
Pháp lại chủ trương có 12 năm phổ thông để vào ĐH sinh viên sẽ đi chuyên sâu ngay chứ không học đại cương như Mỹ.
Nhưng cả hai nền giáo dục đều sản sinh ra những người giỏi. Vì đâu? Vì họ xác định được triết lí giáo dục. Có triết lí rồi mới xác định cần theo chương trình 9, 10 năm hay 12 năm được.
Hiện giáo dục phổ thông của mình bắt chước Pháp là nặng nhưng đến giáo dục ĐH lại không làm theo mà thả lỏng cho chơi. Đó là hệ quả của nền kinh tế kế hoạch với tư tưởng vào bao nhiêu phải ra bấy nhiêu.
Cách làm không nhất quán đó dẫn tới giáo dục của ta cứ đi vòng quanh, rối rắm.
Thậm chí ta bắt chước Pháp được bao nhiêu hay chỉ hời hợt? Trẻ ở Pháp học rất nặng, đặc biệt là việc tự học. Ta thay vào là việc bắt trẻ đi học thêm.
Đổi mới chương trình sách giáo khoa ở VN muốn thành công cần một triết lí. Sau đó tính làm như thế nào, giao cho ai viết hay nhập khẩu chương trình thì đơn giản. Ban soạn thảo phải làm từ lớp 1 đến ĐH. Nếu tách ra làm sẽ dẫn đến khập khiễng, thiếu toàn diện.
Văn Chung(thực hiện)
![]() |
Nhiều lỗi ngữ pháp khiến người hâm mộ thất vọng. Ảnh: The Independent. |
Emily chia sẻ một số lỗi rất "nghiêm trọng" bằng cách phóng to một trang về album Reputation năm 2017 của Swift. Trong phần này, Swift đã viết về điều người hâm mộ thường làm tại buổi hòa nhạc của cô. "Mỗi đêm, trước khi âm nhạc bắt đầu… đám đông la hét 'một, hai, ba, đi thôi'".
Trong câu tiếp theo, Swift lại viết đây là "một truyền thống diễn trong Eras mà cô mong đợi mỗi đêm".
Emily chen vào: "Tại sao chúng ta lại sử dụng 'mỗi đêm' trong hai câu liên tiếp? Nghe có vẻ không hay. Đó là cách viết lười biếng".
Emily cũng phóng to một lỗi đánh máy lớn, trong đó có liệt kê một trong những bài hát bất ngờ của Swift trong chuyến lưu diễn. Thay vì ghi " tôi đang cố gắng (trying)" thử thêm vào một bài hát trong album Folklorenăm 2020 của cô, trang này lại ghi " tôi đang rying]".
Sau đó, Emily đã xem qua một loạt ảnh trong chuyến lưu diễn và nhận xét: "Mọi người thường đè phẳng những cuốn sách đắt tiền này chỉ để nhìn thấy một số bức ảnh sách bên lề, vì điều đó sẽ gãy gáy sách”. Emily cũng chỉ trích một số bức ảnh của Swift trông giống như được "chụp bằng iPhone" hoặc "khá mờ và nhiễu".
Mặc dù người hâm mộ này chia sẻ một số điểm nổi bật trong cuốn sách, chẳng hạn như phần "hậu trường" của Swift trong chuyến lưu diễn, Emily vẫn đặt câu hỏi tại sao một cuốn sách trị giá 40 USD lại có nhiều lỗi ngữ pháp đến vậy.
“Nếu bạn trả 40 USD cho một cuốn sách, bạn không mong đợi nó không có nhiều lỗi như vậy. Bạn cũng không mong đợi hình ảnh bị gáy che mất, chất lượng thấp và không sắc nét như vậy”, Emily chia sẻ.
Người hâm mộ này nói thêm: “Tôi không biết chuyện gì đã xảy ra, tôi không biết liệu vấn đề có phải là tiến độ hay không. Những lỗi ngữ pháp mà tôi phát hiện ra đáng lẽ phải được sửa ngay lập tức.”
Emily thậm chí còn khẳng định rằng cuốn sách đáng lẽ phải được biên tập đúng cách trước khi xuất bản.
“Tôi thực hiện video này với tình yêu nhưng với cả sự thất vọng chung về nhiều vấn đề; những sự cố này có thể dễ dàng được khắc phục chỉ bằng việc biên tập kỹ hơn. Cuốn sách này có rất nhiều tiềm năng và chỉ cần chỉnh sửa một chút là có thể trở nên hoàn hảo,” Emily viết.
Video đã nhanh chóng lan truyền với hơn 800.000 lượt xem trên TikTok. Trong phần bình luận, nhiều người đồng ý với nhận xét của Emily và thừa nhận rằng họ thất vọng về kết quả của cuốn sách.
“Là một biên tập viên, tôi nổi hết cả da gà với tất cả vấn đề. 100% phí tiền”, một người bình luận. Trong khi một người khác nói đùa: “Cuốn sách giống như kỷ yếu trung học vậy”.
“Với giá 40 USD, tất cả ảnh phải đạt chất lượng HQ 4K và chúng ta chưa bao giờ được thấy… Tại sao lại có nhiều ảnh đã ra mắt và từ bộ phim Eras Tour????” một người hâm mộ thứ ba nói.
Một số người khác thì cho rằng không nên phát hành sách trước khi chuyến lưu diễn kết thúc, vào ngày 8/12.
“Tôi thực sự cảm thấy họ có thể đợi và ra mắt tác phẩm tốt sau khi Eras Tour kết thúc”, một người dùng chia sẻ.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
" alt=""/>Sách của Taylor Swift khiến fan thất vọng vì lỗi chính tả